22 thg 10, 2010
Guốc - nét bình dị của người Việt
22 thg 10, 2010 by Ana
Guốc cỏ thời Tây SơnĐôi guốc từ hàng nghìn năm nay đã gắn bó mật thiết với đời sống người Việt, ở đâu cũng thấy, nhà nào cũng có và ai ai cũng sử dụng. Trước đây, người Việt Nam cả nam lẫn nữ đều đi guốc. Guốc được làm từ nhiều loại chất liệu.
Ở nông thôn, vào những ngày mùa đông rét mướt, người đi dự hội hè, đình đám thường đi guốc gộc tre. Guốc đi trong nhà được đẽo bằng gỗ, quai dọc của guốc tết bằng mây, mũi guốc uốn cong bảo vệ ngón chân. Nhưng loại guốc bình dân nhất lại là guốc tự đẽo: mũi guốc hơi cong lên, quai guốc là một sợi dây, thường là loại vải mềm, xỏ quai lỗ ngang. Riêng ở Huế có loại guốc sơn một đến hai màu chỉ dành riêng cho con nhà quyền quý. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, người ta sản xuất guốc nhựa nhưng cũng không thể thay thế được guốc gỗ. Guốc gỗ được chia thành guốc mộc - loại guốc để nguyên màu gỗ, không sơn vẽ trang trí; guốc hoa - loại guốc sơn mịn, bóng, trang trí hình hoa lá, phong cảnh, giúp cho guốc thêm đẹp, tôn gót son và màu da chân trắng hồng của người thiếu nữ. Tags: Trang phục truyền thống
Tôi là Nguyễn Hiền
Mong chia sẽ những điều bổ ích về Văn Hóa Người Việt tới các bạn. Mong sự chia sẽ tới của bạn tại Facebook
Get Updates
Subscribe to our e-mail newsletter to receive updates.
Related Articles
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Responses to “Guốc - nét bình dị của người Việt”
Đăng nhận xét