23 thg 10, 2010

"Ma trơi" hay "Ma chơi"?

Tiếng khu Tư gọi là "ma trơi", Bắc bộ gọi là "ma chơi". Chúng tôi chưa rõ biến âm hay xuất xứ của ngôn từ ám chỉ loại ma đó "chơi vơi", "chơi đùa với trần thế" hay "chêu chọc cho xấu hổ". Nguyễn Du trong " Văn chiêu hồn thập loại chúng sinh" câu:

Lập loè ngọn lửa ma chơi
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.

Nguyễn Văn Thành trong "Văn tế trận vong tướng sĩ" có câu:

Hồn chiến sĩ biết đâu miền minh mạc,
Mịt mù gió lốc thổi dấu tha hương.
Mặt chinh nhân khôn vẽ nét gian nan,
Lập loè lửa chơi soi chừng cổ độ.

Chúng tôi đã nhìn thấy ma trơi và nghe nhiều người kể chuyện ma trơi đuổi. Đó là ngọn lửa lập loè yếu nhạt, bập bùng lan toả theo chiều gió, chốc lại biến mất rồi từ chỗ cũ, chốc chốc lại lập loè ngọn lửa xanh nhạt, loáng thoáng bay lên. Theo các cụ già giải thích thì đó là oan hồn của những người chết trận, của những nắm xương vô thừa nhận không người chôn cất, vất vưởng trên bãi chiến trường, trong bãi tha ma, hoặc trên cánh đồng không mông quạnh. Khoa học đã giải thích, chứng minh hiện tượng đó là do chất lân tinh (P) từ trong xương cốt người và xúc vật toả ra gặp ôxy trong khí trời bốc cháy thành ngọn lửa xanh nhạt, ban ngày cũng có nhưng không nhìn thấy.

Tuy được khoa học giải thích rõ không phải là ma, nhưng canh khuya thanh vắng, đi một mình giữa chốn hoang vu mà bị ma chơi đuổi thì cũng thần hồn nát thần tính, có người đâm hoảng loạn mà ốm, phải cúng bái mãi mới lành, có lẽ khỏi bệnh là do tác động tâm lý. Sở dĩ có hiện tượng tưởng là ma trơi đuổi là vì khi ta chạy đã tạo nên một luồng không khí cuốn hút ngọn lửa ấy vờn theo.

Theo:maxreading.com

Tags:

0 Responses to “"Ma trơi" hay "Ma chơi"?”

Blogroll

VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT

Vanhoanguoiviet.com muốn gửi tới cho các bạn phong tục, tập quán,làng nghề, trang phục cũng như món ăn cổ truyền của người Việt từ xưa tới nay.

Được phát triển bởi Nguyễn Hiền|