16 thg 8, 2013
Phong tục cúng mụ
16 thg 8, 2013 by Ana
Cúng Mụ là phong tục cúng tạ ơn và cầu phúc tới các bà Mụ, những Tiên Nương theo quan niệm dân gian tương truyền phụ trách việc sinh nở và nặn ra đứa trẻ.
Lễ cúng
Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á, trong đó có dân tộc Việt, và
thường được tổ chức vào những thời điểm: khi đứa trẻ mới sinh được 3
ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng), 100 ngày (ngày đầy tuổi
tôi) và 1 năm (ngày thôi nôi).
Nguồn gốc
Trong sách Bắc bộ lục có nói: Tục Lĩnh Nam nhà giàu đẻ con được ba ngày, hoặc đầy tháng, thì tắm cho con, làm một bữa tiệc gọi là “đoàn du phạn” (nghĩa là bữa cơm tròn trặn trơn tru). Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn viết: Tục nước ta, đẻ con được ba ngày, làm mâm cơm cúng Mụ. Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đầy tuổi tôi, đều có làm cỗ cúng gia tiên, bầy tiệc ăn mừng. Bà con, người quen thuộc, dùng thơ, câu đối, đồ chơi, đồ quần áo trẻ để mừng nhau. Mà nhất là tiệc một trăm ngày là tiệc đầy tuổi tôi to hơn cả. Học giả Phan Kế Bính còn cho rằng ở thành phố Hà Nội hiện nay thì đẻ con ra đầy cữ, đầy tháng, đầy tuổi tôi, mới làm lễ cúng Mụ.
Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng) hay đầy năm thì bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.
Tục thờ cúng 12 bà Mụ là tín ngưỡng người Việt tiếp thu từ Trung Hoa. Theo truyền thuyết, tục này có từ lâu đời và đã từng được giải nghĩa trong tác phẩm Phong thần diễn nghĩa. Theo truyện,Khương Tử Nha phụng chỉ Ngọc Đế phong cho ba vị tiên đảo là Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu, môn đồ của Quy Linh Thánh Mẫu, nắm giữ “hỗn nguyên kim đẩu”. Đời người trước sau đều chuyển kiếp từ cái “kim đẩu” này. Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu, Bích Tiêu gọi chung là “Tam Cô”, hay “Chú Sinh Nương Nương”. Chú Sinh Nương Nương còn gọi là Thụ Tử Thần (thần ban con), và có 12 bà chị (“thập nhị thư bà” hay “thập nhị bảo mẫu”, “thập nhị đình nữ”). Thập nhị thư bà với những tư thế khác nhau, tượng hình người phụ nữ bồng con, cầm tay con dắt, cho con bú v.v…
Theo sách Đài Bắc thị tuế thời ký, tại Từ Hựu Cung Sơn ở Đài Bắc lại phối tự cung phụng tới 13 bà mẹ sanh, thêm một bà Đỗ Ngọc Nương chuyên đỡ đẻ (tiếp sanh)…
Cúng Mụ trong các dân tộc thiểu số
Khi một đứa trẻ dân tộc Bố Y ra đời được 3 ngày, và hiện nay phần lớn là khi đủ tháng, gia đình mới làm lễ cúng Mụ và đặt tên tục cho con. Dân tộc Dao thì làm lễ cúng Mụ khi đứa trẻ được 3 ngày, bằng cách lập đàn cúng gọi là làm lễ “nam han”, và thường mổ một lợn, một gà, một vịt để cúng tạ ơn bà Mụ ở động Đào Hoa Lâm Châu đã “cho” họ đứa trẻ và cầu mong ở Mụ sự phù hộ lâu dài. Động Đào Hoa Lâm CHâu theo quan niệm của người Dao là nơi Mụ trú ngụ.
Lễ vật cúng Mụ
Một đĩa trầu têm cánh phượng dùng trong lễ cúng Mụ của người Việt, bao gồm 12 miếng nhỏ và 1 miếng lớn hơn
Trong nghi thức cúng Mụ, phần sửa soạn lễ vật hết sức quan trọng đòi hỏi phải được thực hiện cẩn thận và chu đáo. Lễ cúng Mụ của người Việt thường được thực hiện với các phần lễ vật gồm 12 lễ nhỏ (cúng 12 bà Mụ) và 1 lễ lớn (cúng bà Mụ Chúa). Lễ vật thông thường bao gồm :
1. Đồ vàng mã: các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh.
2. Trầu cau: trầu têm cánh phượng.
3. Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ: Gồm các bộ đồ chơi giống hệt nhau với bát, đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ v.v.
4. Động vật: cua, con ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín. Các động vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn. Hoặc nếu không có con to hơn thì thay bằng 3 con nhỏ. Các con này để vào bát bày cúng và sau khi cúng xong thì đem thả ra ao, hồ phóng sinh.
5. Phẩm oản, bánh kẹo: Cũng chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
6. Lễ mặn: bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng
7. Kẹo bánh: Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).
8. Hương hoa: hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.
Tất cả các lễ vật được bài trí một cách hài hòa, cân đối ở chính giữa phía trên của hương án, trong đó lễ vật dâng các bà mụ chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và 1 phần to hơn. Mâm lễ mặn với hương, hoa, nước trắng để trên cùng và mâm tôm, cua, ốc để phía dưới.
Tại một số vùng miền, địa phương khác lễ vật có thể thay đổi và tùy theo lễ cúng đầy tháng hay lễ thôi nôi. Trong ngày đầy tháng, gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi và một mâm cung kính 3 Đức ông gồm con vịt tréo cánh được luộc chín, 3 chén cháo và 1 tô cháo v.v… Trong khi đó tại lễ thôi nôi, ngoài lễ vật chè, xôi, vịt luộc cúng Mụ bà – Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có lợn quay cúng đất đai điền địa, thổ công, thổ chủ. Mâm bày ngoài sân bên cạnh lợn quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén. Trong nhà thì bày 3 mâm cúng với lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán từng địa phương. Kế bên bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tộ cháo cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông.
Lễ cúng
Sau khi bày lễ xong, bố hoặc mẹ cháu bé sẽ thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước án và khấn theo bài khấn cúng Mụ. Bài khấn cúng Mụ, tùy địa phương, câu chữ có thể có dị bản, nhưng thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh các bà Mụ, thần phật; ngày tháng cúng; tên 2 vợ chồng và tên đứa con là trung tâm của lễ cúng, nơi ở của gia đình; lý do cúng; bày tỏ lòng biết ơn công lao của các bà Mụ và cuối cùng là lời cầu mong các bà độ trì phù hộ.
Khi đã khấn xong, vái 3 vái và sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Các lễ vật vàng mã sẽ được đem hóa, đồ ăn thì người nhà thụ lộc; động vật sống thì phóng sinh; và đồ chơi thì giữ lại cho em bé và phân phát cho trẻ em hàng xóm, họ hàng lấy khước.
Trong sách Bắc bộ lục có nói: Tục Lĩnh Nam nhà giàu đẻ con được ba ngày, hoặc đầy tháng, thì tắm cho con, làm một bữa tiệc gọi là “đoàn du phạn” (nghĩa là bữa cơm tròn trặn trơn tru). Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn viết: Tục nước ta, đẻ con được ba ngày, làm mâm cơm cúng Mụ. Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đầy tuổi tôi, đều có làm cỗ cúng gia tiên, bầy tiệc ăn mừng. Bà con, người quen thuộc, dùng thơ, câu đối, đồ chơi, đồ quần áo trẻ để mừng nhau. Mà nhất là tiệc một trăm ngày là tiệc đầy tuổi tôi to hơn cả. Học giả Phan Kế Bính còn cho rằng ở thành phố Hà Nội hiện nay thì đẻ con ra đầy cữ, đầy tháng, đầy tuổi tôi, mới làm lễ cúng Mụ.
Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng) hay đầy năm thì bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.
Tục thờ cúng 12 bà Mụ là tín ngưỡng người Việt tiếp thu từ Trung Hoa. Theo truyền thuyết, tục này có từ lâu đời và đã từng được giải nghĩa trong tác phẩm Phong thần diễn nghĩa. Theo truyện,Khương Tử Nha phụng chỉ Ngọc Đế phong cho ba vị tiên đảo là Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu, môn đồ của Quy Linh Thánh Mẫu, nắm giữ “hỗn nguyên kim đẩu”. Đời người trước sau đều chuyển kiếp từ cái “kim đẩu” này. Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu, Bích Tiêu gọi chung là “Tam Cô”, hay “Chú Sinh Nương Nương”. Chú Sinh Nương Nương còn gọi là Thụ Tử Thần (thần ban con), và có 12 bà chị (“thập nhị thư bà” hay “thập nhị bảo mẫu”, “thập nhị đình nữ”). Thập nhị thư bà với những tư thế khác nhau, tượng hình người phụ nữ bồng con, cầm tay con dắt, cho con bú v.v…
Theo sách Đài Bắc thị tuế thời ký, tại Từ Hựu Cung Sơn ở Đài Bắc lại phối tự cung phụng tới 13 bà mẹ sanh, thêm một bà Đỗ Ngọc Nương chuyên đỡ đẻ (tiếp sanh)…
Cúng Mụ trong các dân tộc thiểu số
Khi một đứa trẻ dân tộc Bố Y ra đời được 3 ngày, và hiện nay phần lớn là khi đủ tháng, gia đình mới làm lễ cúng Mụ và đặt tên tục cho con. Dân tộc Dao thì làm lễ cúng Mụ khi đứa trẻ được 3 ngày, bằng cách lập đàn cúng gọi là làm lễ “nam han”, và thường mổ một lợn, một gà, một vịt để cúng tạ ơn bà Mụ ở động Đào Hoa Lâm Châu đã “cho” họ đứa trẻ và cầu mong ở Mụ sự phù hộ lâu dài. Động Đào Hoa Lâm CHâu theo quan niệm của người Dao là nơi Mụ trú ngụ.
Lễ vật cúng Mụ
Một đĩa trầu têm cánh phượng dùng trong lễ cúng Mụ của người Việt, bao gồm 12 miếng nhỏ và 1 miếng lớn hơn
Trong nghi thức cúng Mụ, phần sửa soạn lễ vật hết sức quan trọng đòi hỏi phải được thực hiện cẩn thận và chu đáo. Lễ cúng Mụ của người Việt thường được thực hiện với các phần lễ vật gồm 12 lễ nhỏ (cúng 12 bà Mụ) và 1 lễ lớn (cúng bà Mụ Chúa). Lễ vật thông thường bao gồm :
1. Đồ vàng mã: các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh.
2. Trầu cau: trầu têm cánh phượng.
3. Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ: Gồm các bộ đồ chơi giống hệt nhau với bát, đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ v.v.
4. Động vật: cua, con ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín. Các động vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn. Hoặc nếu không có con to hơn thì thay bằng 3 con nhỏ. Các con này để vào bát bày cúng và sau khi cúng xong thì đem thả ra ao, hồ phóng sinh.
5. Phẩm oản, bánh kẹo: Cũng chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
6. Lễ mặn: bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng
7. Kẹo bánh: Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).
8. Hương hoa: hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.
Tất cả các lễ vật được bài trí một cách hài hòa, cân đối ở chính giữa phía trên của hương án, trong đó lễ vật dâng các bà mụ chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và 1 phần to hơn. Mâm lễ mặn với hương, hoa, nước trắng để trên cùng và mâm tôm, cua, ốc để phía dưới.
Tại một số vùng miền, địa phương khác lễ vật có thể thay đổi và tùy theo lễ cúng đầy tháng hay lễ thôi nôi. Trong ngày đầy tháng, gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi và một mâm cung kính 3 Đức ông gồm con vịt tréo cánh được luộc chín, 3 chén cháo và 1 tô cháo v.v… Trong khi đó tại lễ thôi nôi, ngoài lễ vật chè, xôi, vịt luộc cúng Mụ bà – Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có lợn quay cúng đất đai điền địa, thổ công, thổ chủ. Mâm bày ngoài sân bên cạnh lợn quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén. Trong nhà thì bày 3 mâm cúng với lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán từng địa phương. Kế bên bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tộ cháo cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông.
Lễ cúng
Sau khi bày lễ xong, bố hoặc mẹ cháu bé sẽ thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước án và khấn theo bài khấn cúng Mụ. Bài khấn cúng Mụ, tùy địa phương, câu chữ có thể có dị bản, nhưng thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh các bà Mụ, thần phật; ngày tháng cúng; tên 2 vợ chồng và tên đứa con là trung tâm của lễ cúng, nơi ở của gia đình; lý do cúng; bày tỏ lòng biết ơn công lao của các bà Mụ và cuối cùng là lời cầu mong các bà độ trì phù hộ.
Khi đã khấn xong, vái 3 vái và sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Các lễ vật vàng mã sẽ được đem hóa, đồ ăn thì người nhà thụ lộc; động vật sống thì phóng sinh; và đồ chơi thì giữ lại cho em bé và phân phát cho trẻ em hàng xóm, họ hàng lấy khước.
Theo phongtuc.vn
Tôi là Nguyễn Hiền
Mong chia sẽ những điều bổ ích về Văn Hóa Người Việt tới các bạn. Mong sự chia sẽ tới của bạn tại Facebook
Get Updates
Subscribe to our e-mail newsletter to receive updates.
Related Articles
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Responses to “Phong tục cúng mụ”
Đăng nhận xét