22 thg 10, 2010

Cách thức trang phục qua các thời đại và tính linh hoạt trong cách ăn mặc của người Việt

Theo chủng loại và chức năng, trang phục gồm có đồ mặc phía trên, đồ mặc phía dưới, đồ đội đầu, đồ đi chân và đồ trang sức. Theo mục đích, có trang phục lao dộng và trang phục lễ hội. Theo giới tính, thì có sự phân biệt trang phục nam và trang phục nữ. Cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại bị chi phối bởi hai nhân tố chính, của môi trường tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên - đó là: khí hậu nóng bức của vùng nhiệt đới và công việc lao động nông nghiệp trồng lúa nước.




Đồ mặc phía dưới tiêu biểu hơn cả, ổn định hơn cả của người phụ nữ Việt Nam qua các thời đại là cái váy.

Từ thời Hùng Vương, phụ nữ đã mặc váy, lối mặc đó được bảo lưu một cách kiên trì ở nhiều nơi cho tới tận giữa thế kỉ này. Nó là đồ mặc điển hình của cả vùng Đông Nam Á và phổ biến đến mức, ở một số dân tộc Đông Nam Á, không chỉ phụ nữ, mà cả nam giới cũng mặc váy. Sở dĩ như vậy là vì mặc váy không chỉ mát, đối phó được một cách có hiệu quả với khí hậu nóng bức, mà còn rất phù hợp với công việc đồng áng.

Là thứ đồ mặc phía dưới đặc thù của phương Nam, chiếc váy khác hắn với chiếc quần có nguồn gốc từ gốc du mục Trung Á : thứ đồ mặc này phù hợp với công việc chăn nuôi cưỡi ngựa và khí hậu phương Bắc giá lạnh. Với âm mưu đồng hóa, phong kiến Trung Hoa đã nhiều lần muốn đưa chiếc quần vào thay thế cho chiếc váy của phụ nữ nước ta. Đến thời thuộc Minh, chiếc quần phụ nữ có lẽ đã phổ biến được ở một bộ phận thị dân. Bởi vậy mà vào năm 1665, vua Lê Huyền Tông đã phải ra chiếu chỉ cấm phụ nữ : không được mặc quấn để bảo tồn quốc tục mặc váy. Trong khi đó đến cuối TK. XVII, để tạo nên sự đối lập với Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở trong Nam đã lệnh cho trai gái Đàng Trong dùng quần áo Bắc quốc (Trung Hoa) để tỏ sự biến đổi. Thành ra chiếc quần gốc du mục cuối cùng đã thâm nhập vào miền Nam sớm hơn miền Bắc. Đến năm 1828, vua Minh Mạng tiếp tục học theo Trung Hoa một cách triệt để, ra chiếu chỉ cấm dân mặc váy, và đã gây nên một sự phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng ở vùng Bắc Hà. Phản ứng bởi lẽ người dân Việt rất tự hào về chiếc váy, rất tự tin vào bản sắc và bản lĩnh văn hóa của mình : “Cái trống thì thủng hai đầu. Bên ta thì có , bên tàu thì không!”

Đối với nam giới, đồ mặc phía dưới ban đầu là chiếc khố. Khố là một mảnh vải dài quấn một hoặc nhiều vòng quanh bụng và luồn từ trước ra sau, đuôi khố thường thả phía sau (cũng có khi thả về phía trước). Khố mặc mát, phù bợp với khí hậu nóng bức và dễ thao tác trong lao động. Vì vậy, nó không chỉ là đồ mặc điển hình thời Hùng Vương mà còn được duy trì ở bộ phận dân chúng khá lâu về sau này. Thời Nguyễn các sắc lính tuy phân biệt với nhau bằng màu của thắt lưng (lễ phục) hoặc xà cạp (thường phục), nhưng vẫn dược gọi là "khố": lính khố xanh (địa phương), lính khố đỏ (quân thường trực), lính khố vàng (phục vụ vua). Ngày nay, tuy nam giới không còn đóng khố, nhưng do sự chi phối của khí hậu, lối cởi trần mặc độc một chiếc quần đùi (quần xà lỏn) lúc ở nhà vào mùa nóng ở người lớn cũng như trẻ con, nông thôn cũng như thành thị, thực ra cũng chẳng khác cách mặc cởi trần đóng khố thời Hùng Vương bao xa!

Khi chiếc quần gốc du mục thâm nhập vào thì nam giới là bộ phận tiếp thu nó sớm nhất. Điều này thật dễ hiểu, bởi lẽ nam giới (dương tính) hướng ngoại nên dễ hấp thụ văn hóa bên ngoài hơn. Quần đàn ông có hai loại : quần lá tọa và quần ống sớ. Quần lá tọa cho ống rộng và thẳng, đũng sâu, cạp quần (miền Nam gọi là lưng quần) to bản. Khi mặc, người ta buộc dây thắt lưng ra ngoài cạp rồi thả phần cạp thừa phía trần rủ xuống ra ngoài thắt lưng (vì thế nên có tên gọi là "lá tọa"). Quần lá tọa chính là loại quần được sáng tạo phù hợp với môi trường khí hậu nóng bức của ta (do có ống rộng nên mặc mát chẳng thua kém gì cái váy của phụ nữ), và có thể sử dụng rất linh hoạt thích hợp với lao động đồng áng đa dạng - ở mỗi loại ruộng khác nhau (ruộng cạn, ruộng nước, nước nông, nước sâu), người đàn ông có thể điều chỉnh cho ống quần cao hoặc thấp rất dễ dàng bằng cách kéo cạp (lưng) quần lên hoặc xuống (chính vì vậy mà quần có đũng sâu). Ngày lễ hội, nam giới dùng quần ống sớ : quần màu trắng có ống hẹp, đũng cao gọn gàng, đẹp mắt.

>> Đồ mặc phía trên


Ảnh minh họa
Đồ mặc phía trên của phụ nữ ổn định nhất qua các thời đại là cái yếm. Yếm là đồ mặc mang tính chất thuần tuý Việt Nam, thường do phụ nữ tự cắt-may-nhuộm lấy, với nhiều kiểu cổ, nhiều màu phong phú: yếm nâu để đi làm thường ngày ở nông thôn; yếm trắng thường ngày ở thành thị; yếm hồng, yếm đào, yếm thấm... dùng vào những ngày lễ hội. Yếm dùng để che ngực cho nên nó trở thành biểu tượng của nữ tính (khi giặt phải phơi phóng ở chỗ kín đáo), và có sức quyến rũ mãnh liệt:

“Ba cô đội gạo lên chùa,

Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.

Sư về sư ốm tương tư

ốm lăn ôm lóc cho sư trọc đầu...”

Yếm và những bộ phận của yếm trở thành biểu tượng của tình yêu:

“Yếm trắng mà vã nước hồ;

Vã đi vã lại anh đồ yêu thương”;

Để đối phó với khí hậu nóng bức, phụ nữ khi làm lụng, nhất là trong bóng râm, dù là vào thời Hùng Vương hay là đầu TK. XX vẫn thường mặc váy-yếm với hai tay và lưng để trần. Phụ nữ nhiều dân tộc ít người đến nay vẫn mặc váy cởi trần.

Đàn ông khi lao động thì thường cởi trần. Các thành ngữ "váy vận, yếm mang" (đối với phụ nữ) và "cởi trần đóng khố" (đối với nam giới) miêu tả rất chính xác trang phục lao động truyền thống. Cách mặc với mục đích đối phó với môi trường tự nhiên này dần dần trở thành một quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam cổ truyền: “Đàn ông đóng khố đuôi lươn. Đàn bà yêm thắm hở lườn mới xinh”. Khi lao động và trong những hoạt động bình thường, nam nữ cũng thường mặc áo ngắn có hai túi phía dưới, có thể xẻ tà hai bên hông hoặc bít tà; ngoài Bắc gọi là áo cánh, trong Nam gọi là áo bà ba, áo có đính cúc nhưng phụ nữ khi mặc thường không cài cúc vừa để cho mát, vừa để hở cái yếm trắng làm duyên.

Dịp lễ hội, người Việt thường mặc áo dài , từ TK. XIX đến sau 1945 ở miền Trung và Nam, cũng như ở một số vùng miền Bắc, người ta mặc áo dài thường xuyên, kể cả khi lao động nặng nhọc, áo dài phụ nữ phân biệt áo tứ thân và năm thân. Phổ biến hơn cả là áo tứ thân. Áo tứ thân may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng, đằng trước là hai tà (vạt) áo không có khuy; khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt hai vạt vào nhau. Theo sách Văn hiên thông khảo của Mã Đoan Lâm. ở Giao Chỉ thời xưa, "người có địa vị trong xã hội đều mặc áo dài... Lễ lạt thì mặc thêm áo rộng màu thẫm trùm lên, gồm có bốn vạt, gọi là tứ thân ". Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải, để bên ngoài, gọi là vạt cả, đè lên vạt phải để bên trong, gọi là vạt con. Với cái áo năm thân có vạt trái lớn hơn và nằm ngoài vạt phải, ta lại bất gặp một biểu hiện đầy thú vị của triết lí coi trọng bên trái (bên Đông, bên nông nghiệp) hơn bên phải (bên Tây, bên du mục). Cùng với ý nghĩa này, người Việt cổ còn có tập quán cài cúc áo bên trái (người Trung Hoa gọi lối mặc cài khuy bên trái của ta là tả nhậm); về sau ở đàn ông, lối mặc này đã bị thay bằng lối mặc cài khuy bên phải của Trung Hoa.

Dịp hội hè, phụ nữ xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo truyền thống, người phụ nữ Việt mặc cái áo dài màu thâm hoặc nâu phía bên ngoài lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà' vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy....). Ở Nam Bộ. nơi khí hậu nóng quanh năm, "áo mớ" dược thay bằng áo cặp (2 cái.).

Về mặt màu sắc. màu ưa thích truyền thống của người miền Bắc là màu nâu gụ - màu của đất; màu ưa thích của người Nam Bộ là màu đen - màu của bùn; người xứ Huế thì ưa màu tím trang nhã. Mấy chục năm gần đây, do ảnh hưởng của phương Tây, màu sắc trang phục đã trở nên hết sức đa dạng. Tuy nhiên, trong quan niệm nhân dân thì màu hồng, màu đỏ vẫn là màu của sự may mắn, tốt đẹp, màu "đại cát". Ở nông thôn hiện nay, khi làm lễ cưới trước bàn thờ gia tiên, chú rể có thể mặc âu phục (nam giới dương tính hướng ngoại), còn cô dâu thường vẫn mặc áo dài màu đỏ hoặc hồng chứ không mặc màu trắng là màu mà truyền thống Việt Nam.

Do ảnh hưởng sự giao lưu với phương Tây, từ những năm 30 của thế kỉ này, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Khởi đầu từ những sáng kiến của hai họa sĩ Lê Phổ và Cát Tường, với sự sàng lọc, bổ sung, sửa đổi của người sử dụng, chiếc áo dài tân thời đã trở thành một sản phẩm sáng tạo tập thể, nó kết hợp được một cách xuất sắc truyền thống dân tộc với ảnh hưởng Tây phương: bên cạnh những cải tiến đáng kể theo hướng tăng cường phô trương cái đẹp cơ thể một cách trực tiếp kiểu Tây phương (dương tính hóa) (như đa dạng hóa về màu sắc; áo được thu gọn cho ôm sát thân làm nổi ngực, bó eo hơn; bỏ áo cánh, áo lót và xẻ tà áo hai bên sườn cao hơn cho hở lườn,... ) thì áo dài tân thời lại cũng đồng thời kế tục và phát triển cao độ phong cách tế nhị, kín đáo cổ truyền (âm tính hóa): trong khi áo tứ thân cổ truyền buông hai vạt trước bay phấp phới thì áo dài tân thời ghép hai thân trước thành một vạt dài kín đáo hơn; trong khi áo tứ thân cổ truyền để hở ngực yếm, hở cổ thì kiểu áo dài tân thời dược ưa chuộng nhất là kiểu có cổ nhỏ cao... Nhờ vậy, chiếc áo dài tân thời khiến cho người phụ nữ mặc nó nhìn chung và nhìn từ phía trước hết sức kín đáo đoan trang mà vẫn không kém phần quyến rũ. Còn nếu nhìn nghiêng từ bên hông thì càng thấy sức quyến rũ tăng lên gấp bội phần. Chính sự khêu gợi một cách tế nhị kín đáo, tính cách dương ở trong âm đặc biệt này vừa đáp ứng được yêu cầu của thời đại, lại vừa duy trì được bản sắc dân tộc, khiến cho chỉ trong một thời gian ngắn, chiếc áo dài tân thời đã được phổ biến rộng rãi với các phong cách địa phương Hà Nội, Sài Gòn, Huế và trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống Việt Nam.

Đàn ông vào dịp hội hè cũng mặc áo dài, thường là áo the đen. Giới thượng lưu thì mặc áo dài cả trong sinh hoạt thường ngày.

>>Đồ đội đầu, đồ trang sức


Ảnh minh họa
Bên cạnh hai bộ phận cơ bản là đồ mặc trên và dưới (quần áo sống áo), trang phục Việt Nam còn có những bộ phận khác không kém điển hình như thắt hông, đồ đội đầu, đồ trang sức. Thắt lưng (thường làm bằng vải) là bộ phận phụ với mục đích ban đầu phục vụ cả nam lẫn nữ là giữ cho đồ mặc dưới khỏi tuột (với mục đích này, thắt lưng có thể bằng một sợi dây, gọi là dải rút), rồi phát sinh thêm mục đích giữ áo dài cho gọn. Và mục đích thứ ba là tôn tạo cái đẹp cơ thể của phụ nữ. Các bà các chị còn dùng thêm thắt lưng bao (còn gọi là ruột tượng) để kiêm nhiệm mục đích thứ tư là làm túi dựng đỗ vặt (tiền, trầu cau....).

Khi lao động đồng áng, người Việt Nam thường di chân đất, khi hội hè hoặc ở thành thị. thì đi dép (theo chất liệu có dép da, dép dừa, dép cói, dép cao su,...), đi guốc (làm bằng gỗ), đi hài (đối với phụ nữ), đi giày (đối với nam giới). Trên đầu thường đội khăn. Phụ nữ trước đây để tóc dài và vấn tóc bằng một mảnh vải dài cuộn lại dể trên đầu (gọi là cái vấn tóc), đuôi tóc để chứa ra một ít gọi là tóc đuôi gà : “ Một thương tóc để đuôi gà. Hai thương ăn nói mặn mà có duyên”. Nguyễn Nhược Pháp trong bài thơ Chùa Hương đã miêu tả rất chính xác trang phục của có gái quê : “Khăn nhỏ, đuôi gà cao- Em đeo giải yêm đào- Quần lĩnh, áo the mới - Tay em cầm chiếc nón quai thao..”

Có thể phủ ra ngoài cái vấn tóc là cái khăn vuông, chít hình mỏ quạ vào mùa lạnh (có mỏ nhọn phía trước. hai đầu buộc dưới cằm) hoặc hình đồng tiền vào mùa nóng (như khăn mỏ quạ, nhưng hai đầu buộc ra sau). Đàn ông trước đây để tóc dài búi lại thành một búi tròn trên đầu gọi là búi tó, búi củ hành. Khi làm lụng, người đàn ông vấn khăn đầu rìu, lúc sang trọng thì đội khăn xếp. Người Nam Bộ thường đội khăn rằn .

Trên khăn hoặc thay cho khăn là nón để che mưa nắng. Nón thường có khung tre và lợp lá gồi. Nón chóp nhọn đầu; nón thúng rộng vành; nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn - các loại nón này đều phải có quai để giữ, nón quai thao (làm bầng vải thao) là loại phổ biến hơn cả. Huế nổi tiếng với nón bài thơ - một loại nón mỏng giơ lên ánh sáng nhìn thấy những hình trang trí bên trong (xưa có bài thơ). Mũ là loại đồ đội đầu ôm sát và kín tóc (miền Nam gọi chung cả mũ nón là "nón"). Vua xưa đội mũ miện; quan văn xưa đội mũ cánh chuồn (có hai. cánh hai bên); tướng ra trận đội mũ trụ (bằng chất liệu cứng để chống binh khí); sư sãi và người già đội mũ ni (có diềm che kín tai và gáy, bởi vậy mới có thành ngữ "mũ ni che tai"); trẻ con đội mũ thóp (để bảo vệ thóp thở ở đỉnh đầu); sau này còn có mũ lưỡi trai, mũ ca-lô, mũ cát.

Về cách trang sức thì từ thời Hùng Vương, người Việt Nam đã rất thích đeo vòng - vòng tai. Vòng cổ, vòng tay, vòng chân (vòng tai có thể nặng làm trễ dái tai xuống, dẫn đến tục căng tai ở một số dân tộc miền núi). Lối tư duy tổng hợp truyền thống luôn là nguồn gốc của một nếp sống thiết thực : khi ăn thì kết hợp để chữa bệnh. ngay cả khi làm đẹp. Người Việt Nam cũng luôn kết hợp sao cho cái đẹp đó có ích cho cuộc sống, cho sức khỏe. Thời Hùng Vương có tục xăm mình theo hình cá sấu để nó khỏi làm hại (tục này đến tận thời Trần vẫn được duy trì). Tục nhuộm răng đen có tác dụng vừa để bảo vệ răng vừa để trang điểm (ca dao có câu : Răng đen ai nhuộm cho mình - Để duyên mình đẹp, để tình anh say). Tục ăn trầu để đỏ môi và để trừ sơn lam chướng khí, cũng rất phổ biến là tục nhuộm móng tay, móng chân bằng thảo mộc (lá móng) để trừ tà ma và để làm đẹp. Như vậy, trong việc trang phục, người Việt Nam đã có cách ứng xử rất linh hoạt đặng đối phó với khí hậu nhiệt đới nóng bức và công việc nhà nông làm ruộng nước. Cách may mặc, cùng với chức năng đối phó với môi trường tự nhiên, còn luôn hướng tới mục đích làm đẹp cho con người; nhưng đó luôn là một cái đẹp tế nhị, kín đáo.

Tags:

0 Responses to “Cách thức trang phục qua các thời đại và tính linh hoạt trong cách ăn mặc của người Việt”

Blogroll

VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT

Vanhoanguoiviet.com muốn gửi tới cho các bạn phong tục, tập quán,làng nghề, trang phục cũng như món ăn cổ truyền của người Việt từ xưa tới nay.

Được phát triển bởi Nguyễn Hiền|