9 thg 11, 2010
Vẻ đẹp Hội An
Di sản kiến trúc cổ quan trọng ở Hội An, được quan tâm bảo tồn đặc biệt đó là nhà cổ. Các ngôi nhà cổ ở Hội An là tổ hợp và đại diện của kiến trúc nhà khu vực Đông Á bởi có sự kết hợp kiến trúc của bản địa với các nước có thương nhân giao lưu buôn bán tại Hội An như Trung Hoa, Nhật Bản...
Những nét đặc trưng kiến trúc
Đặc trưng của những ngôi nhà này có chiều ngang hẹp và chiều sâu kéo dài tạo ra dạng hình ống, thường nối từ mặt phố này sang mặt phố khác, rất tiện lợi cho việc buôn bán. Tùy theo từng tuyến phố chiều ngang có thể từ 4m đến 8m và chiều sâu từ 10m đến 40m.
Nhà cổ Quân Thắng 77 Trần Phú – một ngôi nhà cổ đẹp tại Hội An được bảo tồn nguyên vẹn (Ảnh Viettravel)
Cấu trúc của nhà được phân chia như sau: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Điều đặc biệt của kiến trúc nhà ống ở Hội An là luôn có một sân trời, được lát đá, trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, để đón ánh sáng và tạo không gian xanh…vì thế ngôi nhà luôn thoáng đãng, người ở trong nhà không hề có cảm giác bị bó hẹp mà vẫn có thể thấy sự hòa hợp với tự nhiên.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 2203x1401.
Mặt cắt của nhà cổ Quân Thắng 77 Trần Phú
Có tác dụng đỡ mái nhà, hệ thống vì kèo được xây dựng theo lối Trung Hoa hoặc Việt Nam, được chạm khắc hoa văn mang hình ảnh đời sống, văn hóa địa phương.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1321x1196.
Không thể tách rời với hệ thống vì kèo đó là mái ngói ấm dương, ngói cong hình máng, một hàng lợp úp xen với một hàng lợp ngửa tạo thành những đường kẻ dọc theo chiều ngiêng của mái.
Mái ngói âm dương là vẻ đẹp và đặc trưng của nhà cổ Hội An
Ở trên đỉnh mái, phần nóc mái được xây cao lên hình chữ nhật như một cái hộp, cũng có một số trường hợp hai bên tường hồi cũng được xây cao hẳn lên. Hình thức và cách trang trí của tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của phố cổ Hội An.
Sự hài hòa giữa không gian với công năng sử dụng
Về cơ bản, không gian nhà ở Hội An được chia làm ba phân khu không gian chính với các chức năng phù hợp: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng. Các không gian này được bố trí theo từng nếp nhà bố trí theo chiều sâu. Trong một không gian nhất định, ngôi nhà mang nhiều công năng, có sự chuyển tiếp, hòa hợp với cảnh quan và môi trường xung quanh. Đây cũng là một yếu tố kiến trúc đặc trưng mang tính khu vực Đông Á.
Toàn bộ không gian của ngôi nhà có một hệ thống cột gỗ là bộ phần tạo dựng nên khung nhà và chịu lực toàn bộ cho ngôi nhà như vách, mái, tường. Gian đầu tiên của ngôi nhà chính là không gian dành cho buôn bán, kế tiếp là kho hàng hóa được ngăn bằng vách, gian thứ ba bố trí nhà thờ quay mặt vào bên trong. Điểm đặc biệt này là một đặc trưng rất quan trọng của nhà phố Hội An, dù đôi khi cũng có trường hợp bàn thờ quay ra phía đường.
Bên cạnh các nhà chính phổ biến dạng 3 x 3 gian, một số ít ngôi nhà khác có nhà chính rộng hoặc hẹp hơn, kiểu 3 x 2 gian hoặc 3 x 5 gian. Không gian tiếp theo nhà chính là nhà phụ, thường thấy ở những ngôi nhà hai tầng có chiều cao thấp. Khoảng không gian mở này vừa được tiếp nối với mặt đường, vừa tách biệt với những hoạt động buôn bán phía ngoài, lại có thể tiếp nhận ánh sáng của sân trời, được dùng làm nơi gia chủ tiếp khách. Tất cả các phần chức năng được tiếp nối một cách uyển chuyển, tiếp nối giúp cho việc sinh hoạt trong nhà thuận tiện.
Đó cũng chính là bài học quý báu trong việc xây dựng nhà ở dân dụng mà các tiền nhân đã để lại cần được tiếp thu học hỏi và ứng dụng.
PV: MH Tags: Bảo Tồn
Tôi là Nguyễn Hiền
Mong chia sẽ những điều bổ ích về Văn Hóa Người Việt tới các bạn. Mong sự chia sẽ tới của bạn tại Facebook
Get Updates
Subscribe to our e-mail newsletter to receive updates.
0 Responses to “Vẻ đẹp Hội An”
Đăng nhận xét