4 thg 7, 2013
Đền Công chúa Liễu Hạnh
4 thg 7, 2013 by Ana
Đền nằm dưới chân núi Đèo Ngang, ở một khu đất khá bằng phẳng, sát đường
thiên lý Bắc - Nam trước đây, phía sau đền là dãy Hoành Sơn, ngay trước
mặt là hồ nước ngọt của xã Quảng Đông, mặt đền quay hướng Nam cũng là
hướng biển.
Trong tín ngưỡng dân
gian của người Việt cũng như một số dân tộc anh em, việc tôn thờ nữ
thần, thờ Mẫu là một hiện tượng khá phổ biến và có căn nguyên lịch sử xã
hội sâu xa.
Việc coi trọng phụ nữ,
coi trọng vai trò người mẹ, người vợ ở nước ta, một truyền thống tất đẹp
và có sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian. Chính là cơ sở chính trị
và xã hội, cơ sở tinh thần và tâm linh, đã hình thành và phát triển tục
thờ nữ thần, tục thờ các bà mẹ, các Mẫu, một tục có từ thời Văn Lang,
Âu Lạc và còn truyền lại cho đến ngày nay, chính là tục thờ thần của
người Việt cổ.
Đền thờ Liễu Hạnh công
chúa ở Đèo Ngang, Quảng Bình vừa có sự tích riêng, vừa là hình tượng Mẫu
Liễu Hạnh chung trong đời sống tâm linh của nhân dân ta. Đền Liễu Hạnh
công chúa ở Đèo Ngang có diện tích khoảng 335m2. Từ đường thiên lý Bắc -
Nam đi vào, lần lượt qua cổng đền, bức bình phong, cổng Tam quan, hai
trụ đầu lân trước điện thờ, đền Tiền, đền Hậu.
Nhìn tổng thể kiến trúc
của đền, chúng ta thấy đây là một công trình kiến trúc tuy nhỏ, được
xây dựng bằng đá, gạch, vôi nhưng vẫn mang truyền thống mỹ quan á Đông
và bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện qua kết
cấu cổng tam quan được bố trí một cách đối xứng, cân đối và hài hòa, sự
cân xứng và đăng đối, hài Hòa ở đây là nói lên sự trung chính, ngay
thẳng và cũng là ước mơ của con người. Mặt khác, lối cấu trúc cân xứng,
đăng đối và hài Hòa đó còn tạo ra vẽ đẹp cho kiến trúc, nghệ thuật và
thể hiện sự trang nghiêm của cả công trình kiến trúc đền. Nhìn tổng
quan, chúng ta có thể thấy được sự tài hoa về kỹ thuật xây dựng, về hội
họa, tài ghép sành sứ của con người ở đây. Chủ đề trang trí với đền
thường gắn liền với những quan niệm, tư tưởng và những ước mơ hoài vọng
tốt đẹp của xã hội phong kiến Việt Nam nói riêng và cư dân văn minh nông
nghiệp lúa nước phương Đông nói chung. Đó là các hình tượng như Tứ Linh
(long, lân, quy, phụng), tứ thủ (cầm, kỳ, thi, họa), tứ quý (tùng,
trúc, mai, sen) và nhiều biểu tượng cúc hóa long, mai hóa long, tùng hóa
long...Đặc biệt, nhìn vào bố cục kiến trúc của đền được sắp xếp theo
thứ tự từ thấp đến cao theo một trục dọc, cân đối và đăng đối, chính bố
cục này đã làm thêm phần trang nghiêm của đền Liễu Hạnh công chúa.
Đền Liễu Hạnh công chúa
ở Đèo Ngang nằm trong cụm di tích-danh thắng Đèo Ngang (Hoành Sơn Quan,
lũy Hoàn Vương, đình Vĩnh Sơn, Hòn La...). Đây là cụm di tích còn tiềm
ẩn nhiều khả năng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.
Đền thờ Liễu Hạnh công
chúa ở Đèo Ngang là điểm thờ Mẫu ở Quảng Bình và trở thành một hình thức
sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng đối với nhân dân Quảng Bình nói
riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Đền thờ Liễu Hạnh công
chúa ở Đèo Ngang là điểm cuối phía Nam còn nguyên vẹn về kiến trúc đền
thờ Mẫu Liễu Hạnh như tục thờ Mẫu ở Phủ Giầy. Đền thờ như một minh chứng
cho sự tích Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang, trong truyền thuyết dân
gian đã có từ lâu đời. Chính vì vậy, di tích đền Liễu Hạnh công chúa ở
Đèo Ngang, xét về quy mô, phong cách và vị trí của nó trong lịch sử phát
triển của dòng tín ngưỡng dân gian Việt rất xứng đáng để chúng ta trân
trọng, bảo tồn.
|
Theo: quangbinhtourism.vn
Tags: Quảng Bình Quê Tôi
Tôi là Nguyễn Hiền
Mong chia sẽ những điều bổ ích về Văn Hóa Người Việt tới các bạn. Mong sự chia sẽ tới của bạn tại Facebook
Get Updates
Subscribe to our e-mail newsletter to receive updates.
Related Articles
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Responses to “Đền Công chúa Liễu Hạnh”
Đăng nhận xét