8 thg 1, 2011

Trang sử vẻ vang Quảng Bình: Thời kỳ chống Pháp

Chiến công trong chống Pháp:

- Quân dân tỉnh ta đã đánh 6.140 lớn nhỏ.

- Giết và bắt sống: 9.957 tên địch (trong đó có 1 trung tá,4 thiếu tá, 11 đại úy, 16 trung úy, thiếu úy, 10 đồn trưởng).

- Thu 8 máy vô tuyến điện, 732 súng các loại phá hỏng 118 xe quân sự, bắn bị thương 1 máy bay, phá hủy 3 ca-nô.

- Tuyên dương 3 anh hùng: Lâm Úy, Cao Thế Chiến, Trương Văn Ly.

w Những ngày lịch sử:

- Ngày 02-7-1945: Hội nghị cán bộ các cơ sở Đảng trong tỉnh họp ở chùa An Xá (Lệ Thủy) chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

- Ngày 04-7-1945: Hội nghị Việt Minh toàn tỉnh họp tại Trại sản xuất An Sinh (Trường Thủy - Lệ Thủy) triển khai nhiệm vụ khẩn cấp, thống nhất lực lượng, lấy tên "Việt Minh cô Tám", bầu Ban chấp hành Việt Minh 7 người và lập tờ báo "Vì nước’’.

- Đầu tháng 8-1945: Tỉnh bộ Việt Minh dời trụ sở từ Trung Lực - Mỹ Thổ về Võ Xá gần thị xã Đồng Hới.

- Ngày 17-8-1945: Hội nghị cán bộ Việt Minh họp tại Đồng Hới nghe đồng chí Tố Hữu truyền đạt lệnh của Trung ương về Tổng khởi nghĩa.

- Ngày 23-8-1945: Khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Đồng Hới và các huyện trong tỉnh.

- Ngày 27-12-1945: Đội quân Nam tiến của Quảng Bình lên đường.

- Ngày 27-3-1947: Quân Pháp tấn công vào cửa Nhật Lệ, cửa Sông Gianh, 27-3 trở thành ngày Quảng Bình kháng chiến.

- Ngày 30-3-1947: Quân Pháp tiến đánh Lệ Thủy.

- Ngày 07-4-1947: Quân Pháp đánh ra Bố Trạch và Thổ Ngọa (Quảng Trạch).

- Ngày 10-4-1947: Quân Pháp đánh chiếm Minh Lệ, Tiên Lệ (Quảng Trạch), 15-4 chiếm Ba Đồn. Sau đó đánh làng Cự Nẫm.

- Ngày 17-4-1947: Quân Pháp đánh lên Minh Cầm (Tuyên Hóa)

- Ngày 25-4-1947: Pháp đánh vào làng Hòa Duyệt.(Bố Trạch)

- Ngày 13-7-1947: Chúng sát hại 45 bà con tản cư ở Thuận Đức (Đồng Hới), 24-7, chúng tấn công Rào Trù (Quảng Ninh) đốt phá bệnh viện, giết 30 người, 29-11 chúng tàn sát thảm khốc 300 người ở Mỹ Trạch Thượng (Mỹ Trạch Thượng), thiêu hủy 400 ngôi nhà.

- Ngày 12-8-1947: Tỉnh ủy mở hội nghị tại Thuận Đức bàn việc củng cố tổ chức Đảng và thống nhất lãnh đạo phong trào. Hội nghị có tính chất như một Đại hội. Đồng chí Nguyễn Văn Thanh được cử làm Quyền Bí thư. Các đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Hồng Xích Tâm, Nguyễn Đình Chuyên trong Ban Thường vụ.

- Ngày 28-7-1947: Đồng chí Hoàng Văn Diệm được Ủy ban kháng chiến hành chính Khu IV quyết định cử làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Bình.

- Ngày 02-9-1949: Trung đoàn 18 được thành lập tại Còi (Tuyên Hóa) gồm 2 tiểu đoàn 274 và 436.

- Ngày 20-7-1948: Tổ dân quân do xã đội trưởng Nguyễn Đăng Thái xã Bắc Trạch (Bố Trạch) đã dùng mẹo "ôm hè" cướp được 3 khẩu súng của địch giữa ban ngày, mở đầu cho phong trào "ôm hè", tay không cướp súng giặc trong toàn tỉnh.

- Năm 1947: Tỉnh ta có các tờ báo "Thống nhất" cơ quan của Hội Liên Việt, tờ "Công giáo kháng chiến’’ cơ quan Giáo vận, tờ ’’Inforlnation" của cơ quan tuyên truyền địch vận.

- Ngày 06-01-1948: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất họp tại thôn Đại Hòa (Tuyên Hóa) có 56 đại biểu đại diện cho 983 đảng viên toàn tỉnh về dự. Đồng chí Nguyễn Văn Thanh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

- Ngày 07-01-1948: Địch cho 100 quân nhảy dù xuống Bang đốt phá nhà cửa, giết 10 người và bắt đi 30 người.

- Tháng 6-1948: Ủy ban kháng chiến hành chính Khu IV phát động thi đua ái quốc, xây dựng nhiều làng chiến đấu như Cự Nẫm.

- Ngày 12-7-1948: Pháp huy động 500 bộ binh phối hợp với quân nhảy dù với 28 xe, 8 ca nô mở trận càn quét lớn ở vùng Ròn và làng Cảnh Dương. Dân quân diệt 11 tên Pháp (có một quan ba).

- Ngày 10-8-1948: Quân ta phục kích đánh địch tại Tiên Lương (Quảng Trạch) diệt 17 tên, có 14 tên Pháp. Ba tên Nguyễn Hữu Nhơn, tỉnh trưởng, Hoàng Toản, tỉnh phó, Tôn Thất Cảnh, huyện trưởng Quảng Trạch đã bị chết trong trận này.

- Ngày 14-5-1949: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 2 họp tại Kim Bảng (Minh Hóa), 90 đại biểu thay mặt cho 4.698 đảng viên đã về dự. Đồng chí Võ Thúc Đồng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

- Ngày 15-7-1949: Được cuộc họp Tỉnh ủy bất thường quyết định làm ngày "Quảng Bình quật khởi’’ mở đầu tuần lễ ’’Tích cực cầm cự, chuẩn bị Tổng phản công’’ trên đất Quảng Bình. Tờ báo ’’Dân muốn’’ đổi thành tờ "Đánh mạnh’’.

- Ngày 16-7-1949: Dân quân Lộc Long (Quảng Ninh) đã phục kích địch từ đồn Xuân Dục về càn, nổ quả bom làm tên đồn trưởng bị thương nặng, nhiều tên khác bị thương, mở màn chiến dịch Quảng Bình quật khởi.

- Ngày 25-12-1949: Quân ta chống càn thắng lợi ở Thạch Xá (Lệ Thủy) diệt và làm bị thương 30 tên, bắt sống 51 tên, thu 60 súng, phá hủy 7 xe.

- Ngày 31-12-1949: Binh sĩ làm binh biến ở đồn Cổ Hiền (Quảng Ninh) diệt 3 sĩ quan Pháp.

- Ngày 27-02-1950: Chiến thắng Phú Trịch (Quảng Trạch) ta diệt 120 tên địch, bắt sống 10 tên, bắn cháy 4 ca nô.

- Tháng 5-1950: Chiến thắng Xuân Bồ, ta diệt 200 tên địch trên sông Kiến Giang. Xuất hiện gương anh hùng Lâm Úy.

- Ngày 25-5-1950: Công an thị xã diệt tên Lưu Đức Trừng, Trưởng ty an ninh của địch tại nhà riêng ở Đồng Hới.

- Ngày 02-7-1950: Tỉnh ủy mở hội nghị Đảng vụ bàn về dân chủ đấu tranh đoàn kết trong cán bộ, đảng viên.

- Ngày 21-10-1950: Trận lụt lịch sử gây hậu quả nghiêm trọng: 137 người chết, mất 50% tài sản nhà cửa, hàng ngàn gia súc, chủ yếu là ở Lệ Thủy.

- Ngày 11-8-1951: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 3 họp tại Bến Tiêm (chiến khu Quảng Ninh) có gần 200 đại biểu vùng tự do và địch hậu về dự. Đồng chí Trương Văn Địch được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

- Nháng 12-1951, trước áp lực của quân dân ta, địch buộc phải rút đồn Cự Nẫm và một số đồn bốt trong tỉnh.

- Ngày 15-02-1952: Đánh địch ở ngoài đồn Sen Hạ, diệt 12 tên, bắt sống 2 tên, thu 7 súng.

- Ngày 25-3-1952: Đánh địch càn quét vùng Vạn Lộc - Hoàn Lão, diệt 250 tên.

- Ngày 19-5-1952: Trung đoàn 95 san bằng đồn Sen Bàng, diệt và bắt toàn bộ quân địch, giải phóng 3.500 giáo dân.

- Ngày 31-5-1952: giải phóng Ba Đồn và Mỹ Hòa, diệt và làm bị thương 180 tên địch, thu 200 súng, 5 tấn đạn.

- Ngày 11-7-1952: Tiêu diệt lô cốt Lộc Đại (Quảng Ninh nay thuộc thị xã Đồng Hới).

- Đầu năm 1953: Diệt các đồn Võ Xá, Thạch Xá Hạ.

- Ngày 06-4-1953: Diệt các đồn Bình Phúc, Mỹ Phước.

- Ngày 20-3-1954: Ta diệt đồn Thượng Phong (Lệ Thủy).

- Ngày 07-5-1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

- Ngày 02-7-1954: 6.000 dân Hoàn Lão (Bố Trạch) biểu tình chống địch đàn áp khủng bố, đòi thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ.

- Ngày 25-7-1954: Ta diệt gọn vị trí Bến Mốc (Lệ Thủy)

- Ngày 01-8-1954: Lệnh ngừng bắn được ban hành trong toàn tỉnh. Thành lập ủy ban quân chính do đồng chí Nguyễn Tư Thoan, Phó bí thư kiêm Chủ tịch.

- Từ 01 đến 06-8: Địch rút đồn Am Tiến, Vạn Lộc, Cồn Trụm, Lý Hòa, Trần Xá, Đức Phổ, Vĩnh Tuy, Lệ Kỳ, Tuy Lộc.

- Ngày 11-8: Địch rút Hoàn Lão, Chánh Hòa,

- Ngày 17-8: Địch rút khỏi Thanh Khê

- Ngày 18-8-1954: Tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi cửa biển Nhật Lệ. 15 giờ cùng ngày bộ đội và nhân dân ta vào tiếp quản thị xã.

- Ngày 20-8-1954: Ủy ban quân chính ra mắt.

- Ngày 02-9-1954: Mít tinh lớn tại thị xã chào mừng thắng lợi sau 9 năm kháng chiến gian khổ.


(Từ khi nổ súng kháng chiến cho đến khi kết thúc là 7 năm 4 tháng 23 ngày).

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết về Quảng Bình

Quảng Bình kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược

 Trang sử vẻ vang Quảng Bình: Thời kỳ chống Pháp

Trang sử vẻ vang Quảng Bình: Thời kỳ chống Mỹ

Một góc nhìn về Làng Cao Lao Hạ xưa để suy ngẫm hôm nay

 Phong tục thờ cúng cộng đồng ở Cao Lao Hạ

 

Tags:

0 Responses to “Trang sử vẻ vang Quảng Bình: Thời kỳ chống Pháp”

Blogroll

VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT

Vanhoanguoiviet.com muốn gửi tới cho các bạn phong tục, tập quán,làng nghề, trang phục cũng như món ăn cổ truyền của người Việt từ xưa tới nay.

Được phát triển bởi Nguyễn Hiền|